Đọc sách với đôi mắt của người khác?

Đáng lẽ phải để tiêu đề là “Đừng đọc sách với đôi mắt của người khác” nhưng suy cho cùng thì việc áp đặt suy nghĩ không phải là thứ tôi muốn làm.

Con người là một loại động vật có tính bầy đàn. Con người trong thế giới hiện đại lại càng phụ thuộc vào xã hội vì cuộc sống của chúng ta đã được chuyên môn hóa đến từng chút một. Chỉ cần rời khỏi bộ máy là đi tong! ý nghĩ đó khiến mỗi người lại muốn trở thành 1 trong mọi người hơn bao giờ hết. Nhìn chung thì đây là một xu hướng tất yếu và chẳng có gì sai nhưng nhìn riêng, nó làm chúng ta đánh mất khả năng học hỏi, tiếp thu cái mới.

Sách là một sản phẩm đặc biệt. Bản thân mỗi cuốn sách là một thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc còn thông điệp mà người đọc nhận được như thế nào còn tùy thuộc vào mỗi người. Vì mỗi độc giả có cho riêng họ một thế giới quan, nhân sinh quan, chà, những cái này to tát quá, thôi thì nói nôm na là mỗi người có đôi mắt để nhìn nhận, cái đầu của riêng họ để phán đoán và đặc biệt là mỗi người có một trái tim để cảm nhận.

Nói đến phán đoán của cái đầu thì sẽ luôn có đáp án đúng hoặc sai còn nói đến cảm nhận của trái tim thì chẳng có đáp án nào là hoàn toàn chính xác. Một diễn đàn về sách thì phải có nơi để người ta chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách. Mỗi ngừoi đều có quyền thích/không thích một cuốn sách, mỗi người đều có quyền khen/chê một tác giả theo đúng ý của họ.

Nhưng đáng tiếc, hiện tại lại có nhiều người quá say mê với ý tưởng rằng cảm nhận của họ phải nhất định đúng! Một cuốn sách họ thích thì những kẻ chê nó đều là những kẻ ngu ngốc. Một cuốn sách họ ghét thì nhất định phải bị tẩy chay. Điều này là thiếu công bằng với tác giả cũng như đối với chính cuốn sách ấy.

Lại nhớ cha tôi từng nói vào thời của ông, các tác phẩm Thơ Mới bị lên án dữ dội. Cha tôi từng phải viết những bài tập làm văn phê phán lối tư duy ủy mị, những tình cảm suy đồi trong phong trào Thơ Mới – ngay cả khi ông chưa từng được đọc bất kỳ tác phẩm “ủy mị, suy đồi” nào như thế. Nghe thật nực cười? Nhưng điều nực cười đó xảy ra do những yếu tố khách quan ràng buộc nhất định, vậy mà ngày nay còn có chuyện đáng cười (hay là đáng mếu) hơn nhiều.

Nói về tác phẩm SX của LKN, ngay cả khi viết tắt cũng rất nhiều người biết tôi đang nói về tác phẩm nào, điều này đã chứng thực được sức ảnh hưởng của nó. Có lẽ do tôi thiếu tính nhạy cảm nghiêm trọng nên mới thấy nó là một cuốn sách dở-bình-thường. Nhờ may mắn, tôi đã được đọc trọn vẹn tác phẩm này. Tất cả những gì tôi thấy sau khi đọc là sự non nớt và giọng văn còn phô của tác giả trong khi với rất nhiều người thì nó là “dâm thư” phải bị tẩy chay! Tôi không biết bao nhiêu % những người đang phê bình nó hết sức gay gắt đã đọc SX hay họ chỉ mới đọc đoạn trích vài dòng trên báo chí hoặc tệ hơn là chỉ mới nghe người khác đồn thổi?

Nếu độc giả bao gồm toàn những người chỉ cần “nghe nói” và đã có thể yêu/ghét một tác phẩm thì nên dẹp luôn ngành xuất bản đi là vừa. Mỗi tác phẩm ra đời chỉ cần in khoảng mươi bản cho các nhà báo để họ định hướng luôn cho hàng triệu độc giả bằng cách trích dẫn dăm câu ba điều trong đó rồi mặc sức khen/chê. Như thế, vừa tiện, vừa tiết kiệm cho các độc giả ít thời gian cũng như cho toàn bộ xã hội đang phải đau đầu với học thuyết về sự khan hiếm.

Tôi sẽ trích dẫn cho bạn xem những tác phẩm còn đáng bị liệt vào “dâm thư” hơn nhiều Sợi Xích

“Một đêm, tôi dâm mộng. Thấy mình trần truồng trong tay một gã đàn ông bịt mắt. Tứ chi quấn quíu, quằn quại vòi bạch tuột. Ôm nhau nhảy. Mấy sợi lông tơ vàng óng của bạn tình kích thích tôi đến nổi da gà…. Mark nhìn tôi xâu xỏ, hừng hực nhưng miệng vẫn ngậm tăm. Chúng tôi đổi tư thế. Hắn ngồi xuống bàn cầu, tôi cưỡi lên trên. Tha hồ xoay chuyển, cốt sao lái được vào nhạy địa….” – Thượng Hải bảo bối, Vệ Tuệ.

“Toàn thân cô đỏ bừng, râm ran từ đầu đến chân, và cô là một tù nhân tình nguyện trước những vuốt ve dịu dàng của anh. Một ngón tay ấn vào và xâm nhập cho đến khi nó trượt vào bên trong cô, sự xâm nhập nho nhỏ đó như bùng cháy khi cơ thể cô nảy lên áp vào anh, một phản ứng của sự ngây thơ…” – Suddenly you, Lisa Kleypas.

“Chúng tôi khám phá thân thể nhau trong bóng tối, không nói một lời. Tôi hôn nàng và nâng đôi vú mịn màng của nàng trong tay. Nàng siết chặt lấy sự cương cứng của tôi. Châu thân nàng mở ra nóng âm, ướt át và mong ngóng tôi.” – Rừng Nauy, Haruki Murakami.

Từ Đông sang Tây, ngàn vạn cuốn Best-sellers đến Việt Nam đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Rất nhiều trong những cuốn ấy có chứa yếu tố tình dục. Người Việt Nam hân hoan với “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” hay hàng chục cuốn sách có những đoạn nóng bỏng hơn 3 đoạn trích trên đây rất nhiều trong các tiểu thuyết của Janet Dailey, Judith McNaught v.v… nhưng chính người Việt Nam lại lên án SX. Phải chăng chúng ta, người Việt ngượng khi đọc văn có sex của người Việt?

Không! Chúng ta đâu có ngượng và cấm xuất bản tác phẩm của Đỗ Hoàng Dệu, Y Ban, Vũ Đình Giang? Có nhiều ý kiến nhưng Bóng đè, I am Đàn bà, Song song đâu có bị cấm xuất bản? Thấp hơn 1 chút nữa là truyện của hotblogger Gào – Vũ Phương Thanh – người gần đây cũng được gán mác “nhà văn” với “Cho em gần anh thêm chút nữa” được các độc giả teen rất thích (ngay cả khi nội dung truyện phải cấm teen).

Vậy thì tại sao?

Phải chăng độc giả Việt Nam đang quá lệ thuộc vào nhận định của các nhà báo trên các phương tiện truyền thông? Phải chăng có quá nhiều người đọc Việt Nam đã quen đọc bằng mắt của người khác, phán đoán bằng cái đầu của người khác, cảm nhận bằng trái tim của người khác khi cái câu “trăm nghe không bằng một thấy” vẫn ra rả hàng ngày?

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s