Tết Việt vs Tết Hoa

Rất lâu rồi mới lại có 1 bài “cùng tìm hiểu”, okay, vì là cùng tìm hiểu cho nên có cái gì chưa đúng thì xin mọi người cùng góp ý nhé 😀 bài này dựa trên những kinh nghiệm thực tế của mình, gia đình cũng như thông tin từ phía bạn bè người gốc Hoa của mình  (lol, 1/2 số chàng trai có quan hệ tình cảm và 3/5 người bạn thân nhất của mình là người Hoa, hehe).

.

http://thongtinphapluatdansu.files.wordpress.com/2009/01/7.jpg

.

Tên gọi

Có lẽ tên gọi  “tết nguyên đán” của người  Việt là do tiếng Hán mà ra. Nguyên đán (元旦) nghĩa là buổi sáng đầu tiên, buổi sáng bắt đầu cho 1 năm.

Đầu năm nay, lên Facebook hay 1 số blog của bạn bè, thấy người Việt ghi tiếng  Anh là Happy CNY (Chinese New Year) thật phản cảm. Dĩ nhiên, ko thể phủ nhận xuất xứ của tết Việt là bị ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng sau khi du nhập vào  Việt  Nam thì tết nguyên đán có nhiều thay đổi. Hiện nay, cách ăn tết của 2 nước cũng khác nhau ko ít, cho nên, những người Việt  Nam có tự trọng, tự tôn dân tộc 1 chút ko nên gọi dịp này là “Chinese New Year”.

Mình thích gọi tết trong tiếng Anh là “Tet” hay “Tet holiday”, tại sao không? Thế giới đã chấp nhận những danh từ như “Pho”, “Ao dai” thì họ cũng có thể chấp nhận “Tet” của người Việt. Còn nếu không, người  Việt (sính ngoại, ưa xài chữ Tây để chúc tết ta) hãy gọi nó là Lunar New Year, vì ăn tết theo lịch âm (theo mặt trăng) để phân biệt với cái năm mới theo lịch dương của phương Tây.

.

Thời gian

Lịch ăn tết âm của người Hoa và người Việt (Kinh) là giống nhau 😀 trừ 1 số trường hợp hãn hữu. Gần đây nhất có năm 2007, người Việt đón tết trước 1 ngày. Lý do là Việt Nam tính theo múi  GMT+7, Trung Quốc theo múi GMT+8; tính theo thế nên giờ điểm sóc khác nhau. Cứ 23 năm thì nước ta sẽ ăn tết trước một ngày.

.

12 con giáp

https://i0.wp.com/celestinechua.com/blog/images/posts/happy-cny-2011.jpg

thỏ hay mèo?

https://i0.wp.com/123.30.100.226/wps/wcm/connect/fc3ea18044fa47de8c928d007aebaa52/New+Picture.png

.

.

11/12 con giáp của người Hoa và người Việt là giống nhau, con khác duy nhất chính là năm nay. Trong khi ở Trung Quốc và 1 số nước bị ảnh hưởng như Hàn  Quốc thì là năm thỏ còn ở Việt  Nam là năm mèo. Hiện tại có nhiều ý kiến giải thích khác nhau nhưng chưa có ý kiến nào hoàn toàn đáng tin cậy.

.

Ăn tết

Cả 2 bên đều giống nhau, mấy ngày trước tết thì lo sắm sửa, dọn dẹp. Tết thì nghỉ ngơi, vui chơi, ăn ngon, mặc đẹp và đi chúc tết thân hữu. Bên cạnh đó, những tập tục như đốt pháo (nhà nào pháo nổ càng giòn, càng to thì năm đó càng may mắn), chưng quất, đi chùa đầu năm, xin chữ tốt cũng là những nét văn hóa người  Việt bị ảnh hưởng từ người Hoa.

“Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ” là 1 điểm tương đồng đó giữa 2 nước đó là ngày mùng 1 tết thì ở bên nội, mùng 2 tết thì vợ chồng con gái-con rể sẽ sang nhà ngoại chúc tết. Tuy nhiên, ngày nay, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà việc này cũng được thay đổi linh hoạt.

.

https://i0.wp.com/farm3.static.flickr.com/2193/2281116271_c7b646e32e.jpg

Trong khi người Việt chỉ có 3 ngày tết, cùng lắm ở 1 số nơi cũng chỉ tính “còn mùng là còn tết” nghĩa là từ ngày 11 trở đi đã hết  Tết thì người Hoa lại ăn tết tới rằm tháng  Giêng, 元宵節, tết nguyên tiêu. Theo truyền thống thì ở Trung Quốc sẽ được tổ chức lớn, buổi tối ở những nơi tập trung đông dân cư sẽ có tổ chức hội hoa đăng (đèn lồng) cho thanh niên trai gái vui chơi (dĩ nhiên, gặp gỡ hẹn hò nữa), món ăn đặc trưng có thể kể đến là bánh trôi.

.

http://hcavolunteers.files.wordpress.com/2011/01/cny.jpg

Nói đến năm mới của người Hoa, không thể ko đề cập tới chính là múa lân sư rồng. Ở 1 số địa phương có nhiều người Hoa cư ngụ ở VN thì đầu năm mở cửa hàng cũng có múa lân.

.

 

Lì xì

Từ lì xì cũng là phiên âm từ tiếng  Quảng  Đông 利市, việc mừng tuổi thì có biến dạng so với nguồn gốc ban đầu nhưng tựu chung vẫn là cho trẻ em tiền vào dịp năm mới để lấy hên hoặc … lấy lòng cha mẹ chúng. Vì tiền mừng tuổi thường được cho vào bao giấy đỏ nên lì xì còn được gọi là hongpao (hồng bao) 😀

Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

Người Việt Nam thì chỉ cần đi làm ra tiền là có “trách nhiệm” lì xì cho trẻ em nhưng với người Hoa thì những người lì xì  phải lập gia đình rồi.

.

Ẩm thực

https://i0.wp.com/images.yume.vn/photo/pictures/20100202/ngathanh88/origin/giao_20thua_imageshackus_1__2046349176.jpg

Người Việt phía bắc thì có bánh chưng, dưa hành, thịt đông, giò, xôi, gà v.v… ở phía nam thì có bánh tét, kiệu, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (à đấy, cái này thì đúng là từ văn hóa Trung Quốc rồi).

.

Người  Hoa thì ăn các loại bánh hấp và mì làm từ gạo như há cảo, sủi cảo, bánh trôi, vằn thánh v.v… Trong các bữa ăn ngày tết của người HOA thường có cá (để nguyên cả đầu, đuôi). Con cá, chữ Hán là ngư 魚, đồng âm với dư 餘 (dư thừa, dư dật). Ăn cá là  hàm ý 年年有餘, năm sau lại có nhiều điều tốt/của cải  hơn năm trước.

1 món quan trọng khác là salad cá, món này thường được chuẩn bị với nhiều nguyên liệu có màu sắc tươi tắn và trước khi ăn, mọi người trong gia đình sẽ cùng dùng đũa trộn lên.

https://i0.wp.com/www.atablefortwo.com.au/wp-content/uploads/2010/02/cnydinner4.jpg

.

Những món như hạt dưa, hạt bí thì cả 2 nước cùng có vào dịp tết.

.

Ở Việt Nam (nhất là miền Nam) thì ăn tết ko thể thiếu dưa hấu, bổ dưa ra thấy càng đỏ thì coi như năm nay sẽ càng hên.

https://tranttlinh.files.wordpress.com/2011/03/watermelon.jpg?w=300

Bên cạnh việc chưng cây quất thì ở Trung Quốc, người ta còn tặng quít cho nhau hay cùng ăn quít vì đồng âm với  “cát”, may mắn.

 

.

Trang trí

Màu đỏ là màu phổ biến nhất màu dịp Tết vì khác với quan niệm của phương Tây, họ cho rằng màu đỏ là màu của nguy hiểm thì với người Hoa, màu đỏ là màu của may mắn. Ngoài ra, màu vàng cũng là màu được ưa thích vì là màu của tiền tài 😀

.

Theo truyền thống, ngoài những câu đối tết, người Việt và người Hoa đều có treo tranh tết trong nhà. Tuy nhiên 2 dòng tranh này có nhiều điểm khác nhau (nói sơ thế thôi, mọi người có hứng thú thì tự tìm hiểu :D).

https://i0.wp.com/images.yume.vn/buzz/20110128/t%E1%BA%BFt2.jpg

nhìn lên hình này, có nhầm không? chữ phúc bị viết ngược kìa?

dĩ nhiên là ko nhầm, đây là cố tình! 倒福 (đảo phúc) phát âm như 到福 (đáo phúc), phúc đến 😀

.

Người Trung Quốc còn dán những hình cắt giấy (thường là màu đỏ) để trang trí trong nhà

https://i0.wp.com/www.chinapictures.org/images/chinese-new-year/1/chinese-paper-cutting-40120141324284.jpg

.

https://tranttlinh.files.wordpress.com/2011/03/chinesepaper-cutart1.jpg?w=231

.

Ngoài ra, còn có 1 số điểm khác biệt như:

.

Mùng 6 tết

Ngày này còn được gọi là ngày cát tường, người  Hoa  thường  chọn để mở cửa hàng lấy may.

.

Mùng 7 tết

Với người Hoa, thì đây là Tết của nhân loại (cho nên lên blog của 1 người bạn, mình thấy ghi “Happy birhday everyone” :D) Sau khi hỏi thăm thì biết là theo truyền thuyết, vạn vật được tạo thành trong 7 ngày (nghe hơi giống Kinh Thánh): ngày đầu tiên là gà, thứ 2 là chó, thứ 3 là heo, dê thứ 4, bò thứ 5, ngựa thứ 6 và ngày thứ 7 thì là con người được tạo ra. Cho nên mùng 7 tết là 人日 (Ren Le) hay (Yan Yak) được coi là sinh nhật của loài người.

Theo truyền thống thì bữa tối ngày mùng 7 tết trên bàn ăn của gia đình sẽ có 7 món.

.

Mùng 8 tết

Với người Việt, đây là ngày cúng sao giải hạn.

Món này có nguồn gốc từ bộ môn tử vi Trung Quốc. Kể ra cho rõ thì rất phức tạp, cho nên nói sơ sơ thì vào ngày mùng 8 tết, sẽ lên chùa nhờ thầy cúng hộ và giải hạn (mẹ mình phụ trách cho cả nhà chứ mình chưa từng thử qua nên không biết cụ thể). Ví dụ như ” Thái bạch làm sạch cửa nhà” nghĩa là năm nào có sao này chiếu thì tiền tài cứ thế mà đội nón ra đi

.

Bảng sao hạn thì như thế này:

.

Nói đến phong tục ngày tết thì cả 1 vạn chữ cũng chưa nói xong, trong 1 entry cùng tìm hiểu ngắn ngủi này, mình chỉ hy vọng mọi người có cái nhìn sơ lược về  điểm giống và khác nhau giữa tết của người Trung Quốc và người Việt nam.

.

.

P/s: năm nay, bạn  Linh học được vài câu chúc của người Hoa 😀

GONG XI FA CAI (GONG HEE FATT CHOI) 恭喜發財!

XIN NIAN KUAI LE 新年快樂!

https://i0.wp.com/celestinechua.com/blog/images/posts/happy-cny-2011.jpg

5 thoughts on “Tết Việt vs Tết Hoa

  1. hopeful_colour

    chị linh ơi, em tưởng khác 2 con chứ nhỉ? thỏ – mèo, cừu – dê!!!

  2. Linh Post author

    cừu-dê ko hẳn là khác đâu em vì ở TQ, thì cũng tùy vùng, có vùng chọn cừu, có vùng chọn dê

  3. quangvan

    Chữ Phúc viết ngược là vì nếu viết được sẽ đọc là Phúc Đáo – Fu dao, gần âm với Phúc Đáo – Phúc đến. Người ta dán vậy để lấy may.
    Còn cái Lì xì là từ Lợi tức – Li xi.
    Mình thích bài viết này của bạn lắm, tuy được đọc hơi muộn nhưng thấy rất hay ^_^

  4. quangvan

    Mà bạn Linh so sánh Tết Việt và Tết Hoa trên những khía cạnh khá thú vị, so sánh từ những cái tương đồng để nhận xét được cái riêng biệt của Tết ta, thích nhất điểm này của bài viết 🙂
    Có một số thứ mình đã biết, cũng có môt số thứ mình mới được biết qua bài viết của bạn Linh. Cảm ơn bạn nhiều nha.

  5. Linh Post author

    uhm, mình cũng chỉ viết cho vui thôi, như những thứ khác trong blog này 😀

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s