Hôm nay mới viết được bài thứ 2 tìm hiểu về nhà Trần, sau bài “Nhà Trần – Những phụ nữ đáng nhớ”.
.
I. KẾT HÔN CHỒNG CHÉO
Một trong những điểm mà các sử gia đã viết Đại Việt sử ký toàn thư lên án nhiều nhất về nhà Trần chính là những quan hệ loạn luân phức tạp. Có lẽ chuyện này xảy ra vì hoàng tộc nhà Trần muốn bảo toàn quyền lực trong cùng huyết thống và chưa được học về những tác hại của phối giống gần trong môn Sinh học 😛
.
1. Trần Cảnh (Thái Tông) – Thuận Thiên
Nói mối quan hệ này là em rể – chị vợ cũng đúng, mà nói là em chồng – chị dâu cũng đúng luôn. Khi chưa kịp lớn, 2 anh em là Trần Liễu, Trần Cảnh đã cưới 2 chị em Thuận Thiên, Chiêu Hoàng trong 1 mưu đồ soán quyền. Cả 2 cuộc hôn nhân này vốn dĩ đã là kết hôn gần (như pháp luật bây giờ là bị cấm), vì cha ruột của Trần Cảnh, Trần Liễu là Trần Thừa chính là anh ruột của Trần Thị Dung – mẹ của 2 chị em kia, như vậy đây là hôn nhân con cô con cậu.
Sau này lên ngôi vua được 1 thời gian, 2 vợ chồng Trần Cảnh – Chiêu Hoàng (bấy giờ là Chiêu Thánh hoàng hậu), Trần Cảnh bị ép bỏ Chiêu Hoàng để lấy chị ruột của vợ hay là vợ của anh ruột mình là Thuận Thiên khi bà đang có thai đứa con của Trần Liễu. Theo pháp luật bây giờ thì không có vấn đề gì nhưng đối với người xưa như thế là loạn luân.
.
2. Trần Hưng Đạo – Thiên Thành công chúa
Trần Hưng Đạo là con trai của Trần Liễu.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Thiên Thành là trưởng công chúa, chỉ ko rõ là con gái cả của Trần Thừa hay của Trần Cảnh. Nếu bà là con Trần Thừa thì hôn nhân của họ là cháu lấy cô ruột. Nếu bà là con gái của Trần Cảnh thì quan hệ của bà và Trần Hưng Đạo là con chú con bác.
.
.
3. Trần Hoảng (Thánh Tông) – Thiên Cảm công chúa
Trần Hoảng là con trai Trần Cảnh.
Thiên Cảm là con gái Trần Liễu
Vợ chồng này là quan hệ con cháu con bác
.
4. Trần Quốc Nghiễn – Thiên Thụy công chúa
Quốc Nghiễn là con trai Trần Hưng Đạo – Thiên Thành, cháu nội Trần Liễu, cháu ngoại Trần Cảnh
Thiên Thụy là con gái Trần Hoảng – Thiên Cảm, cháu nội Trần Cảnh, cháu ngoại Trần Liễu
cặp đôi này vừa là con cô – con cậu vừa là con chú-con bác kết hôn. (bắt đầu rối tinh rối mù)
.
5. Trần Khâm (Nhân Tông) – Bảo Thánh
Trần Khâm là con trai Trần Hoảng, là cháu nội Trần Cảnh
Bảo Thánh là con gái Trần Hưng Đạo, cháu nội Trần Liễu
quan hệ tương tự như đôi số 4.
.
6. Trần Thuyên (Anh Tông) – Thuận Thánh
Trần Thuyên là con Trần Khâm -Bảo Thánh, cháu nội của Trần Hoảng, cháu ngoại Trần Hưng Đạo, chắt nội Trần Cảnh
Thuận Thánh là con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu.
cháu cô cháu cậu (Hưng Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau
.
7. Trần Thuyên (Anh Tông) – Huy Tư
Trần Thuyên là con Trần Khâm, cháu nội Trần Hoảng.
Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần Bình Trọng. Thụy Bảo là em Trần Hoảng
2 người này chính là cháu lấy cô
.
7 mối quan hệ phía trên cũng chỉ là 7 mối quan hệ của những người nổi tiếng nhất 😀 theo thống kê thì có ít nhất 35 mối quan hệ trong hoàng tộc nhà Trần vi phạm luật pháp Việt Nam hiện nay 😀 Để thử hình dung tính phức tạp trong những mối quan hệ chồng chéo này, bạn cứ thử vẽ cây gia đình ra giấy là biết ngay ấy mà.
.
===========================
.
II. NGOẠI THÍCH
Nhà Trần đoạt ngôi vua từ nhà Lý cũng nhờ những mối cưới gả như Trần Thị Dung làm hoàng hậu Lý Huệ Tông, Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng.
Nhà Trần giữ yên nước cũng 1 phần nhờ các cô con gái được gả đi như Ngoạn Thiềm, An Tư.
Nhà Trần mở rộng bờ cõi cũng phải kể đến việc gả Huyền TRân cho Chế Mân lấy 2 châu Ô, Lý
.
Có được những bài học đáng giá, lại hết sức cẩn thận đề phòng vương vị bị người ngoài chiếm mất bằng cách cưới gả trong nội bộ nhưng rốt cuộc nhà Trần cũng mất ngôi vua vào tay ngoại thích.
.
Lê Quý Ly sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần là do có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông (vua thứ 5) lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ các vua nhà Trần:
+ Anh Tư nguyên phi – mẹ của Trần Vượng (Hiến Tông – vua thứ 6) và Trần Phủ (Nghệ Tông – vua thứ 8 ) , sau được phong là Minh Từ hoàng thái phi
+ Quang Hiến thần ph – mẹ của Trần Kính (Duệ Tông – vua thứ 9) , sau được phong là Đôn Từ hoàng thái phi. Bà cũng là em gái Anh Tư
Sau đó, Quý Ly lại cưới Huy Ninh công chúa (con gái Trần Minh Tông)
Bước gắn chặt cuối cùng là gả con gái Thánh Ngâu cho Trần Ngung (Thuận Tông – vua thứ 11)
.
Năm 1400, Lê Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ. Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn, đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn.
.
.
Trần Thái Tông 1226 – 1258 |
||||||||||||||
2 Trần Thánh Tông 1258 – 1278 |
||||||||||||||
3 Trần Nhân Tông 1278 – 1293 |
||||||||||||||
4 Trần Anh Tông 1293 – 1314 |
||||||||||||||
5 Trần Minh Tông 1314 – 1329 |
||||||||||||||
8 Trần Nghệ Tông 1370 – 1372 |
6 Trần Hiến Tông 1329 – 1341 |
7 Trần Dụ Tông 1341 – 1369 |
9 Trần Duệ Tông 1373 – 1377 |
|||||||||||
11 Trần Thuận Tông 1388 – 1398 |
10 Trần Phế Đế 1377 – 1388 |
|||||||||||||
12 Trần Thiếu Đế 1398 – 1400 |