Trung thu

Trung thu (中秋) là ngày giữa mùa thu, nghĩa là 15 tháng 8 âm lịch, là dịp lễ tết xuất phát từ Trung Quốc (có lẽ vào giai đoạn nhà Thương) sau đó được phổ biến sang các nước chư hầu như Việt  Nam, Hàn  Quốc, Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, dịp này được gọi là Chuseok (추석) được tổ chức rất lớn (có đợt nghe đứa bạn đi du học ở HQ được nghỉ Trung thu 3 ngày mà giật mình) vì nó cũng tương tự như Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) của phương Tây.

.

Thông thường vào Trung thu, các gia đình sẽ có mâm cỗ (ngọt) cúng gia tiên với bánh kẹo, trái cây. Vào đêm rằm tháng 8, người lớn thì uống trà, ăn bánh thưởng trăng còn trẻ em thì rước đèn vui chơi, 1 số nơi sẽ tổ chức múa lân 😀

Mâm cỗ Trung thu của các bạn Việt  Nam – nói thế là vì từ bé đến giờ mình chưa bao giờ có cái Trung thu nào to thế này cả >”<. Các bạn để ý góc bên phải sẽ thấy 1 ông tiến sĩ giấy. Hồi bé khi mình ở Hà Nội thì vào dịp Trung thu, người lớn mua cho hình nộm này với lời nhắc nhở các cháu thiếu nhi trong nhà phải cố gắng học hành tử tế để sau này đỗ đạt:

.

.

(mâm cỗ Chuseok của các bạn Hàn Quốc)

.

https://i0.wp.com/danong.com/Data/News/2011/9/7/banhtrungthu-2011-1.jpgBánh Trung thu thường gồm bánh dẻo và bánh nướng, ở 1 số nơi sẽ có thêm bánh pía. Tại sao bánh Trung thu lại có hình tròn? Có nhiều cách lý giải, chẳng hạn như vì trăng rằm thì tròn nên khi làm bánh vào dịp này thì làm hình tròn, cũng có người thì bảo rằng vì đây là dịp gia đình sum họp nên làm bánh hình tròn (chữ viên, đoàn viên).

Bánh nướng thì mỗi nơi lại hơi khác 1 chút, chẳng hạn bánh kiểu Thượng Hải thì tròn tròn chứ không đóng bằng khuôn, bánh Trung thu loại nhân trứng muối đậu xanh/đậu đỏ lại xuất phát từ Đài Loan v.v… Ngày nay, có thể dễ dàng mua bánh nướng với nhiều loại nhân phong phú, thậm chí bánh Tung thu còn được cải tiến với chocolate, rau câu.

Ngoài việc cúng gia tiên thì bánh Trung thu còn được dùng làm quà biếu vào dịp này.

.

.

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a6/Chang%27e_flies_to_the_moon_-_Project_Gutenberg_eText_15250.jpg.jpg

(tranh Hằng  Nga bay lên cung trăng)

1 nhân vật không thể không kể đến Trung Thu đó là người cai quản cung trăng: Hằng Nga. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Hằng Nga (Thường Nga) & Hậu Nghệ nhưng tựu chung thì đó là 1 chuyện tình không có hậu giữa trai tài & gái sắc. Hậu Nghệ là 1 tay thiện xạ, người đã giúp nhân loại diệt trừ nạn 10 mặt trời và có được 1 viên thuốc trường sinh. Khi Hậu Nghệ vắng nhà, người vợ (Hằng Nga) lén uống viên thuốc thần rồi cả người nhẹ bẫng và bay lên lên mặt trăng. Sau này, Hậu  Nghệ lên sống trên mặt trời. Hai vợ chồng họ trở thành biểu tượng cho Âm – Dương.

Mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, Hậu Nghệ đến thăm Hằng Nga và đó là lý do vào ngày này, mặt trăng lại tròn & đẹp nhất năm.

.

.

Liệu có phải rằm tháng 8 là dịp trăng tròn nhất năm? Tại sao không chọn rằm tháng 4 hay rằm tháng 6? Theo 1 số lý giải thì với các nước thuộc nền văn minh lúa nước thì đây là dịp khí hậu mát mẻ, lại đúng dịp nông nhàn nên con người mới có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.

.

.

Kể lể của bạn  Linh

Dĩ nhiên đây là lý thuyết truyền thống còn trên thực tế thì khi mình còn bé, chưa từng được rước đèn vui chơi vào dịp Trung thu lần nào hết vì năm nào Trung thu cũng vào dịp thi kiểm tra chất lượng đầu năm 😦 được cho ra khỏi nhà mới là lạ… ôi, tuổi thơ của mình…

Hồi còn bé tất cả những gì mình mơ ước cho 1 Trung thu “đúng đắn” như trên báo là 1 con chó bằng bưởi và 1 cái đèn kéo quân. Vì mẹ mình không biết giỏi “ba cái chuyện trang trí vớ vẩn” (trích nguyên văn lời mẹ mình) cho nên đến tận bây giờ con chó ấy vẫn chỉ là mơ ước. Ba mình cũng không biết làm đèn nốt nên mình từng ghen tị đến nổ đom đóm mắt với 1 đứa cùng xóm vì ông nó làm đèn ông sao bằng tay trong khi ba mình thì mua 1 cái đèn bằng nhựa của  Trung Quốc phát ra nhạc bài “Yêu nhất trên đời có má mà thôi …”

Năm lớp 4, mình được rước đèn ở trường tiểu học (tầm 5-6h chiều) với cái đèn lồng màu đỏ rất đẹp nhưng do sự vụng về cha sinh mẹ đẻ nên chỉ được độ 10′ thì mình làm nghiêng đổ cây nến và nó cháy luôn cả cái đèn 😦 đau đớn lắm các bạn ạ.

Có 1 lần, Trung thu vào đúng ngày thứ 7 nên mình đã rất háo hức được đi chơi nhưng sau khi sửa soạn xong xuôi thì trời bắt đầu mưa và tạnh lúc 11h đêm, thế là lại tiêu 1 mùa Trung thu nữa.

Lên năm 2 Đại học thì lớp mình tổ chức chơi Trung thu ở công viên Gia Định nhưng mình đã rất thất vọng vì không ai đồng ý với cái ý tưởng rước đèn và hôm đó cũng không có con lân nào đi ngang qua.

Trung thu năm nay thì mình và bạn đã hí húi chuẩn bị và kết quả là 15 cái bánh nướng thì chỉ có 6 cái không phạm lỗi kỹ thuật như nứt, méo, xấu, lòi trứng 😦 và trong 6 cái ấy thì có 1 cái nhân mè đen nhạt thếch vì mình quên ngào đường >”< xấu hổ đến chết mất

Chốt hạ, Trung thu là 1 dịp nhiều kỷ niệm buồn của mình  😦